Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Phía sau "Lá trầu" là.. lá chuối

Bảo tàng dân tộc học, sáng thứ bảy cuối cùng của tháng 3. MC đứng trước cổng khu nhà của người Kinh, tay cầm micro, giọng nồng nhiệt: “Mời nhà thơ Tạ Vũ vào…”; “A, xin chào nhà văn Trung Trung Đỉnh. Anh không nên đứng đó, hãy vào đây ngồi. Hôm nay trông anh rất… bảnh chọe”.

Không khí buổi trao giải thưởng thơ nữ mang tên “Lá trầu” đã chính thức bắt đầu, rất tự nhiên và hóm hỉnh, dù không cần “miếng trầu là đầu câu chuyện” vì phần đông là các bạn trẻ đến từ mấy trường Đại học ở Hà Nội, và TP. HCM. Sau 383 ngày kể từ khi Quỹ Lời vàng Eva ra mắt với dự án tổ chức giải thưởng “Lá trầu” dành cho các nhà thơ nữ Việt Nam, ban thẩm định gồm những nhà thơ có nam có nữ, có trẻ có già như: Giáng Vân, Nguyễn Quang Thiều, Ý Nhi, Trúc Thông, Đỗ Doãn Phương… đã bỏ phiếu để chọn ra tác phẩm xứng đáng nhất. “Giải thưởng đã thành công ngoài mong đợi” – trưởng ban thẩm định, nhà thơ Giáng Vân - người duy nhất trong ban thẩm định có mặt tại lễ trao giải, nhận xét. Nhưng theo chị, thực ra với 6 tập thơ được ra mắt năm 2007, chưa có tập thơ nào thực sự xuất sắc, khiến người ta phải trầm trồ thán phục. Nhưng ban thẩn định đã mạnh dạn trao giải cho tập thơ “Bay lặng im” của tác giả trẻ Trang Thanh, vì đây là tác phẩm có số phiều bầu cao nhất: 4/7 phiếu.

Cuối cùng thì “Lá trầu” cũng đã/ phải có Eva. Thỏa đáng và chính xác hay chưa cũng chẳng cần rạch ròi mà làm gì. Bởi dẫu sao, đây cũng là một giải thưởng thơ do một công ty Nam dược tài trợ, mang tính khích lệ hồn thơ phái nữ. Tui ngồi phía dưới cứ xuýt xoa về trị giá tiền thưởng 25 triệu đồng, xuýt xoa cái nữa cho những chiếc đèn lồng do cha con nghệ sĩ Hữu Thanh thiết kế kỳ công mà không có bóng tối để tỏa sáng; cái xuýt xoa thứ 3 là giá như không có 3 tàu lá chuối được cắm điệu đàng trong chiếc bình gốm phía trên sân khấu, thì có lẽ không gian thơ mùa xuân của giải thưởng thơ “Lá trầu” sẽ ý nghĩa và thi vị hơn rất nhiều.(xem ảnh của H.H.S).


Comments:
Unregistered user Friday, July 18, 2008 10:18:56 AM
Anonymous writes: Khoan không nhắc đến Lá trầu và cách thức tổ chức của nó, nhưng tôi thấy bạn viết thế chứng tỏ bạn chả hiểu cái gì về thơ ca cả (kể cả về cội nguồn, thế mà blog dám chình ình "slogan" "Quê. Phố. Thị" àh ^...^, khà khà!). Thi ca VN nhắc rất nhiều đến mùa xuân với biểu tượng cây chuối, lá chuối - đặc trưng của làng quê, nông thôn Việt Nam. Giá trị giải thưởng là "hòn đá thử vàng" của nền văn học, nên dù nó có 500 ngàn hay 25 triệu cũng như nhau, cái chính là hiệu quả tác động, khích lệ đến tác giả như thế nào...?! Ngôn ngữ của 8x, 9x và 0x bi giờ thì là: "Biết thì giơ tay, không biết thì giơ chân", còn ngôn ngữ của phim Tàu khựa, tác phẩm Bao Thanh Thiên ý, có cái câu trong bài hát phần cuối khá hay nhé: "Xưa nay chỉ có thể nói biết nhiều, biết ít, làm sao biết cho đủ!" ^...^
 
(http://my.opera.com/nguyenthanhbynh/blog/show.dml/1871151)

Đọc bài thấy có lý, đọc tới comment cũng thấy có lý!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét