ĐỊA CHỈ THAM KHẢO:
Quảng Ký, 117 Triệu Quang Phục, Q.5
Phiêu Ký, 21 Nguyễn Án, Q.5
Tô Ký, 156 Gia Phú, Q.6.
Quảng Ký, 117 Triệu Quang Phục, Q.5
Phiêu Ký, 21 Nguyễn Án, Q.5
Tô Ký, 156 Gia Phú, Q.6.
Quán hủ tíu sa tế Quang Ký.
Khách hàng hủ tíu sa tế đa số là người vùng Chợ Lớn, nhưng với khách vãng lai khi đã biết tiếng, thế nào vài tháng cũng ghé ăn một lần. Chẳng hạn, anh Nguyễn Hưng, nhà tận Gò Vấp, có dịp đi Chợ Lớn “tôi đều dành thì giờ để thưởng thức món hủ tíu sa tế lạ vị này”.
Hủ tíu sa tế nấu rất phức tạp với khoảng 20 loại gia vị, nguyên vật liệu khác nhau. Anh Tiết Quang Huy, chủ quán Quảng Ký, cho biết: để nấu hủ tíu sa tế, đầu tiên phải hầm nồi nước lèo bằng xương bò cho thật đậm. Sau đó, pha từng mẻ nước lèo sa tế với hỗn hợp các loại gia vị như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, ớt khô, ớt bột, đậu phộng rang giã nhuyễn, mè rang…; :eek: xào với dầu mè và sa tế. Rồi cho hỗn hợp này vào nước dùng bò, nêm muối và đường. Đặc biệt, đường dùng nêm nước lèo sa tế phải là đường vàng mới có vị ngọt đậm đà. Bánh hủ tíu mềm như phở nhưng bản cọng lớn hơn chút ít. Tô hủ tíu sa tế có mùi thơm gia vị ngào ngạt, với vị cay, chua, béo, bùi, mặn, ngọt thật thanh và hơi cay bừng ấm.
Hủ tíu sa tế của người Tiều nhưng món ăn đã được Việt hoá phần nào với cọng rau quế và ngò gai. Anh Huy xác nhận, “ngày xưa tô hủ tíu sa tế không có hai loại rau vừa kể, nhưng vị của quế và ngò gai càng làm cho món này thêm hương vị”. Hủ tíu sa tế đã góp phần thêm cho sự đa dạng phong phú của ẩm thực Sài Gòn, vốn nổi
(http://diadiemanuong.com/home/f11/hu-tiu-sa-te-voi-20-thu-gia-vi-3506/)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét