Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

Ai chè đậu xanh nước dừa


Không phải tự nhiên mà ngày xưa bà bán chè vừa gánh đôi quang gánh kẽo kẹt vừa rao một câu thiệt dài: “Ai ăn chè đậu xanh nước dừa đường cát trắng hôn…”.

Bởi chè phải có nước cốt dừa béo thơm, đường cát trắng ngọt mới đúng chất Nam Bộ. Theo thời gian, gánh chè và tiếng rao ngọt hơn chè ngày nào đã được thay bằng xe đẩy chè và tiếng rao không còn nữa. Chè bây giờ có nơi pha thêm bột béo, đường hóa học, cộng thêm bệnh tiểu đường chực chờ khiến nhiều người đâm ngại chè.

Nấu chè cũng có “tuyệt chiêu”

Chị Chín – người có thâm niên “mẹ truyền con nối” bán chè gần 50 năm tại chợ Bàn Cờ - tiết lộ rằng, muốn chè có vị ngon thanh đúng chất Nam Bộ phải nấu bằng đường cát trắng Mỹ Tho có hạt hơi to, sáng trong.

Nấu nồi chè ngon tưởng đơn giản mà thật ra không dễ chút nào. Ngày trước, lúc bà Nghệ, mẹ chị Chín tập tành nấu chè ra bán, chỉ bán khoảng ba, bốn món chè. Mỗi món chè đòi hỏi cả một sự kiên trì học hỏi. Chị Chín kể mẹ chị nấu chè đậu trắng, nấu hoài mà hạt đậu vẫn “cứng đơ”, cả cái mài đậu vẫn không chịu tróc ra. Có người thấy vậy thương tình chỉ cách cho mới nấu được. Bí quyết này giờ chị Chín chưa tiết lộ với ai.

Món chè trôi nước của chị Chín đặc biệt ở chỗ các viên ỷ được làm bằng bột năng. Nấu ỷ bằng bột năng khó hơn bột nếp nhiều. Phải bắc nồi bột lên bếp quậy lấy trùng, rồi dùng tay không vò viên ỷ khi bột còn đang nóng. “Cực mà khó làm lắm, ở nhà bình thường làm không nổi đâu”, chị Chín nói. Nhưng phải chịu khó như vậy mới có viên ỷ dai dai, giòn giòn với vị béo thơm của nước cốt dừa để phục vụ thực khách.

Trước cổng chùa Thiên Bản trên đường Võ Văn Tần (Q.3) là quán chè mà ông chủ quán vui tính vừa cười hỉ hả vừa giới thiệu: “Người nước ngoài kêu tui là Sumo, nhưng cứ kêu tui là ông Mập”. Quán chè ông Mập ở lề đường đơn giản chỉ có cái bàn và hơn chục cái ghế. Vậy mà giới nghệ sĩ, khách tây ba lô thỉnh thoảng thèm chè là lại ghé tới. Hàng ngày, quán chỉ bán 7 loại chè như chè khoai môn, chè đậu xanh, chè chuối… chủ nhật có thêm chè táo xọn. Quán đặc biệt chỉ bán chè nóng vì theo ông chủ quán thì: “Bán chè đá xen vô sẽ làm hư chè nóng”. Các loại chè phải ăn nóng mới ngon như chè bà ba, chè đậu xanh, chè đậu đen luôn được đặt trên bếp than. Bởi vậy mà trời mưa quán càng đông khách hơn.

Sự thật thà ngọt ngào

Chè Nam Bộ đa số phải có nước cốt dừa. Chè đậu trắng, chè khoai môn, chè trôi nước, chè bắp, chè táo xọn,… khi nấu đã cho nước cốt dừa, vậy mà khi ăn nhất định phải có thêm muỗng nước cốt dừa béo ngậy đổ lên trên nữa thì chén chè mới thật ngon và hấp dẫn. Hoặc như chè bà ba, chè đậu đen, chè đậu xanh, chè chuối,… thì phải nấu chung với nước cốt dừa. Chè sôi, mùi đậu, lá dứa, nước cốt dừa quyện vào nhau thơm phức.

Chị Chín kể, để nấu tới 12 loại chè thì mỗi ngày chị phải vắt 15 ký dừa nạo. Nấu chè không cực bằng vắt nước cốt dừa, chị bèn mua cái máy vắt nước cốt dừa về. Nhưng, cái máy vắt không ra vị béo như tay người. Vậy là phải thủ công tiếp. “Mình mà cho bột béo thay nước cốt dừa khách ăn là biết liền”, chị Chín nói.

Khách đến mua chè mang về thì chị Chín mới múc chè cho vào bịch vì theo chị “chè vô bịch sẵn sẽ ra mồ hôi không ngon”. Có lẽ vì vậy mà khách đến quán chị Chín vẫn cứ vui vẻ chờ mua chè.

Quán chè Ông Mập tồn tại cũng gần 50 năm do giữ chữ tín với khách: khi chè ế thì đem cho người khác hoặc bỏ chứ không để lại bán tiếp. Chủ quán bày tỏ: “Mình không thể đánh lừa cái lưỡi của thực khách”. Ông chủ quán vui vẻ, sẵn sàng tán chuyện với khách cũng là một yếu tố khiến quán của ông đông khách. Còn bản thân ông chủ quán thì thật tình nói: “Tui thấy một số nơi bán chè ngon hơn tui nữa. Có lẽ, tui buôn bán thật thà nên khách tới ủng hộ nhiều”.

Chè Nam bộ tuy là món của hàng quán lề đường nhưng giờ cũng được khai thác, đưa vào nhà hàng. Những khu tráng miệng có vài ba món chè giờ xuất hiện cả trong các nhà hàng chuyên buffet. Rồi từ đó, cái nét đậm đà ngọt ngào của chè Nam Bộ lại được biết đến nhiều hơn.

Quang Tâm – Minh Cúc

Địa chỉ tham khảo:
-Chè chị Chín, 212/33 Nguyễn Thiện Thuật, Q.3 ( chợ Bàn Cờ ). Bán từ 12g- 17g
-Chè ông Mập, cạnh chùa Thiên Bổn 241 Võ Văn Tần, Q.3. Bán từ 17g
(http://vn.news.yahoo.com/ai-chè-đậu-xanh-nước-dừa.html)

Hủ tíu sa tế nai


Vẫn là sợi hủ tíu truyền thống, nước dùng được hầm kỹ từ xương heo nhưng sự khác biệt là có thịt nai và cách chế biến sa tế loãng theo công thức đặc biệt. Từ đó tạo nên món hủ tíu sa tế nai có hương vị riêng thật hấp dẫn.

Theo đầu bếp của một số quán hủ tíu nổi tiếng ở khu vực quận 6 và quận 11 thì hủ tíu sa tế thịt nai ngon nhờ: thịt nai có độ dai vừa phải và ngọt hơn hẳn thịt bò hay thịt heo. Hơn nữa, thịt nai không có mùi tanh và mát hơn thịt bò nên không gây mùi vị khó chịu. Bên cạnh đó, việc nai được nuôi nhiều, nguồn cung dồi dào nên giá cả cũng không chênh lệch nhiều so với các loại thịt khác. Nhưng yếu tố làm nên hương vị riêng, đặc trung của hủ tíu sa tế nai chính là việc chế biến sa tế của món ăn này. Sa tế không phải là loại thường dùng gồm mỡ hành và ớt... thường thấy, được các tiệm tự chế. Sa tế loãng này chế biến gồm các thành phần đậu phộng, sả, ớt, tỏi, mè… và pha trộn theo tỷ lệ nhất định. Sau khi xào chung, mỗi lần sử dụng hỗn hợp này được nấu sôi với nước thành sa tế “loãng”, rồi cho vào nước dùng của món hủ tíu sa tế nai.

Người làm hủ tíu sa tế nai ngon phải biết gia giảm các loại gia vị để tạo được một loại sa tế riêng. Điều đó, theo nhiều chủ tiệm hủ tíu chính là yếu tố tạo nên nét lạ cho thực khách. Nếu như với các loại hủ tíu khác, sa tế chỉ dùng làm nước chấm hay ăn kèm thì hủ tíu sa tế nai, nó là thành phần quan trọng quyết định hương vị của món ăn này.

Ông chủ cũng là đầu bếp tiệm hủ tíu Hoà Ký, đường Công Chúa Ngọc Hân phường 12, quận 11 cho biết, “khách đến quán ăn, có người còn đặt mua cả sa tế để mang sang nước ngoài ăn dần”. Chính cách chế biến sa tế riêng mà nhiều người trở thành khách hàng quen thuộc.

Sa tế ngon phải có được vị cay nồng của ớt, mùi thơm của sả, vị béo của đậu phộng và mè… kết hợp với nhau làm cho nước dùng hơi đặc và sánh vàng. Hủ tíu sa tế nai ăn kèm với các loại rau quế, hành cây,… làm nên hương vị đậm đà không thể lẫn lộn.

bài và ảnh: Đăng Minh

Địa chỉ tham khảo:

Tiệm Hoà Ký: 126 Công Chúa Ngọc Hân, P. 12, Q.11.
Tiệm Phước Dinh: 256 Lê Quang Sung, Q.6.
Tiệm Hủ tíu sa tế nai: 64 Phạm Văn Chí, P.1, Q.6.
(http://vn.news.yahoo.com/hủ-tíu-sa-tế-nai-024900369.html)

Hủ tíu... “sư phụ”


Dê nấu hủ tíu để ăn sáng có lẽ còn lạ lẫm với nhiều người. Câu hỏi không biết hủ tíu dê có mùi vị giống lẩu dê hay không quả là một ẩn số khêu gợi sự tò mò của thực khách.

Về hủ tíu thì đủ loại. Về dê cũng lắm món. Nhưng hủ tíu dê thì lạ thật. Quán hủ tíu dê khá bình dân, nằm trong một con hẻm nhỏ ở đường Xóm Đất, xa tận quận 11, TP.HCM. Cách xa quán hơn 100m đã thấy người ra kẻ vào tấp nập. Thịt dê ở đây tươi, ngọt đặc trưng không lẫn vào đâu được. Một phần hủ tíu mềm và thịt dê khoảng 30.000 đồng; gọi thêm chén mắt, lưỡi, óc dê thì thêm 20.000 đồng mỗi phần. Vậy mà quán rất đông khách, chỉ trễ quá 9 giờ thì không còn gì để ăn.

Nhìn nồi nước dùng màu đỏ cánh gián hơi sánh với những miếng thịt dê sẫm màu trông bắt mắt. Có người còn e, hủ tíu còn mùi dê thì sẽ khó ăn. Nhưng mùi khó chịu của “sư phụ” đã bị đầu bếp triệt tiêu từ khâu sơ chế để cho ra mùi thơm hấp dẫn. Món này được nấu với các loại gia vị có hương nửa như càri, nửa giống bò kho nhưng là thứ càri đặc chế làm thơm mùi thịt dê. Tô hủ tíu nóng hổi trên bàn, gắp miếng thịt dê chấm sa tế cay cay và thơm với nhiều sả bằm; kèm theo mấy lá tía tô, húng quế... tất cả tạo nên một hương vị khoái khẩu.

Ông Cường – chủ quán cho biết, quán bán đã được 16 năm, ban đầu quán nhỏ lụp xụp chỉ bán cho dân quanh vùng, đến giờ món hủ tíu này “khá nhiều người biết mà việc buôn bán cũng khá lên”. Một anh bạn ở Gò Vấp, ghiền hủ tíu dê, một tuần, dù xa vẫn đến đây ăn một, hai lần. Mỗi lần anh thường dùng một tô hủ tíu trước rồi “rước” thêm ba – bốn chén mắt, mũi, lưỡi, óc. Anh thường đùa: “Thăm sư phụ phải đủ bộ mới được... sư phụ độ”.

Quang Tâm – Tấn Tới ảnh Q.T
(http://vn.news.yahoo.com/hủ-tíu-sư-phụ-234900392.html)

Lóc đồng cuốn lá sen non


Con cá lóc đồng vùng Đồng Tháp Mười roi roi chứ không mập mạp như cá lóc nuôi và thịt chắc nịch, thơm ngọt hơn. Cá bắt về làm sạch nhớt, nướng trui bằng lửa rơm mới. Dẽ lấy phần thịt trắng tươi cuốn với lá sen non để cảm nhận tròn trịa hương vị của món ngon đồng quê này.

Sen vốn là loại cây đa năng, bởi từ thân, củ rễ, hoa, nhụy, đài… đều có thể biến thành những món ngon. Lá sen lâu nay đa phần chỉ dùng để gói thức ăn nhờ có vị thơm và không độc, lại giúp an thần, nhưng khi chế biến món ăn cũng lạ miệng không kém. Lá sen lớn thì có thể xắt nhuyễn, sắc kỹ, lược bỏ bã rồi lấy phần nước xanh trong đem đổ rau câu, nấu chè hoặc nấu cháo, ăn với đường trắng, vị thơm dịu nên dễ ăn hơn cháo lá dứa. Theo Đông y thì món cháo này còn là liều thuốc quý, rất thích hợp cho ngày hè nắng nóng và đặc biệt tốt đối với người béo phì, cao huyết áp, rối loạn lipid máu, tiêu hóa hay xuất huyết vì giúp thanh nhiệt, kiện não và hạ mỡ máu.

Một trong những đặc sản khác của vùng Đồng Tháp Mười là dùng lá sen non cuốn thay bánh tráng, rất dân dã mà độc đáo và lạ miệng. Thường thì người ta chọn những lá sen non, nằm gọn trong lòng bàn tay, mép lá còn cuốn chặt, tươi roi rói. Khéo léo cắt lá đến sát cuống, rửa sơ cho bay lớp bụi bẩn bên ngoài là có thể ăn ngay. Lá sen non có thể ăn sống hoặc nấu canh, nấu cháo, hoặc hãm trong nước sôi, uống như trà, mang vị ngọt chát, có công dụng làm mát cơ thể, nhẹ đầu. Canh lá sen với thịt nạc là món ăn đơn giản mà tốt cho phụ nữ. Nhưng đúng điệu nhất là dùng để cuốn với cá nướng, có lẽ vì sự hòa quyện giữa những hương vị còn thơm mùi bùn đất, rơm rạ khiến món ăn còn nguyên chất mộc đồng quê.

Cá nướng thịt thoảng thơm, xẻ làm đôi, rắc lên ít đậu phộng rang giòn và chút béo hành mỡ. Thêm chất chua chát, giòn giòn nhẹ nhàng của ngó sen chần qua giấm và muối trắng, cuốn trong lá sen non, chấm với nước mắm ớt pha hay mắm me là hội đủ vị ngon dân dã. Nhờ sự tổng hòa các vị mặn, ngọt, chua, cay và chát nhẹ, tạo nên sức hút tinh tế trong ẩm thực đất phương Nam.

Cuốn lá sen non lạ mà ngon, giờ đã trở nên hương sắc ẩm thực, xuất hiện nhiều hơn ở các nhà hàng thành thị. Nhưng món ngon chỉ rộ vào mùa hạ – mùa sen. Còn lại, những thực khách lỡ tương tư món ngon vùng sông nước đành phải đặt hàng trước hay phải làm một chuyến ngao du về quê mới thưởng hết được cái “hồn” của món ăn này.

bài và ảnh: Hiển Danh
(http://vn.news.yahoo.com/lóc-đồng-cuốn-lá-sen-non-010200698.html)

“Di sản” cháo Tiều Chợ Lớn


SGTT.VN - Ở Chợ Lớn, món cháo Tiều vẫn duy trì được những phẩm vị nguyên thuỷ của cháo Tiều từ vùng huyện Kiết Dương, Triều Châu do tám anh em của anh Trịnh Văn Tường nối nghiệp từ thời ông nội, bán ở 63 Hồng Bàng, phường 6, quận 6.



Anh Tường cho biết: “Từ thời ông nội ở Triều Châu nhà đã bán cháo rồi, khi ông nội sang Việt Nam mang nghề này theo, truyền cho ba, và đến giờ là tám anh em trai gái nối nghiệp…” Cháo Tiều rất đơn giản, chỉ là cháo trắng, ăn kèm với cải chua lòng heo và các món muối từ rau củ đến động vật. Cháo Tiều nấu lạt, không nêm nếm gia vị, hạt gạo nấu cháo vừa nở bung (người Việt thường gọi cháo hoa) là xong.

Ở các quán cháo Tiều, thường chỉ có một nồi cháo, một nồi nước lèo hầm cải chua và lòng heo. Nồi nước lèo là tinh hoa của cả tiệm cháo bởi trong đó gia vị đều lấy từ các vị thảo dược, mỗi tiệm có một bí quyết riêng để tạo nên vị đặc trưng. Ở tiệm cháo của gia đình anh Tường cũng vậy, anh cho biết thêm: “Các gia vị được ông nội đúc kết tựa như thành một bài thuốc riêng, người kế nghiệp cứ theo đó mà làm. Không chỉ bài gia vị, các cách chế biến thực phẩm cũng phải tuân thủ các kỹ thuật như hồi xưa, ví dụ giò heo hầm, khi làm lông phải dùng dao lam cạo thật kỹ, không thui qua lửa, như vậy khi hầm món giò da heo sẽ láng mịn, căng bóng lưỡng nhìn rất bắt mắt. Giò heo hầm phải thiệt nhừ, nhưng không nát thịt, chỉ cần xoi đũa là thịt bung ra, nhờ hầm với cải chua – có tác dụng rút mỡ – vị chua giúp cho món giò ăn không ngán…”

Trải qua ba đời, tiệm cháo của gia đình anh Tường hiện được xem là tiệm cháo Tiều hiếm hoi còn sót lại của vùng Sài Gòn – Chợ Lớn. Tiệm mở cửa từ 5 giờ chiều, bán liên tục đến 10 giờ tối, không có biển hiệu tên tuổi, chỉ ngắn gọn là món cháo Tiều. Nói về nghề, anh Tường tâm sự thêm: “Trước ở tiệm cháo của gia đình đều có các món muối do nhà tự làm, nhưng về sau cực quá làm không xuể nên phải bỏ bớt. Khách đến ăn trước đây có người Tiều nhiều, sau này cả người Việt cũng tìm đến…”

bài và ảnh: Lam Phong
(http://vn.news.yahoo.com/di-s%E1%BA%A3n-ch%C3%A1o-ti%E1%BB%81u-ch%E1%BB%A3-l%E1%BB%9Bn-021300220.html)

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Enable GET, POST in web service

HTTP GET and HTTP POST may be enabled by editing the Web.config file for the vroot where the Web service resides. The following configuration enables both HTTP GET and HTTP POST:
<configuration>

<system.web>

<webservices>

<protocols>

<add name="HttpGet">

<add name="HttpPost">

</add>

</add>

</protocols>

</webservices>

Alternatively, you can enable these protocols for all Web services on the computer by editing the section in Machine.config. The following example enables HTTP GET, HTTP POST, and also SOAP and HTTP POST from localhost:









(http://support.microsoft.com/kb/819267)

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

SVN: Error 423 Locked

1. Ensure the file is not locked by someone else. (Right
Click-->TortoiseSVN-->Check for modifications [press check repo and
scroll right to see lock column])

a. If the file is listed here you can right click and
select 'Break Lock' then it should delete fine.

2. Perform a 'Get Lock' and make sure you check the box 'Steal
Locks'
3. Once you acquire the lock, then choose 'Release Lock'

(http://svn.haxx.se/tsvnusers/archive-2007-01/0127.shtml
http://stage.help.collab.net/index.jsp?topic=/faq/423locked.html)

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

Làm quen Matlab

- Hàm lấy và gán giá trị:
get(handles.tagName, 'String');
set(handles.tagName, 'String', value);
guidata(hObject, handles);

- Các hàm biến đổi:
str2num(value)
num2str(value)

- Create and open message box: msgbox
h = msgbox(Message)
h = msgbox(Message,Title)
h = msgbox(Message,Title,Icon)
h = msgbox(Message,Title,'custom',IconData,IconCMap)
h = msgbox(...,CreateMode)

- Xuống dòng trong msgbox:
msg = {}
msg{1} = 'line 1';
msg{2} = 'line 2';
msgbox(msg, 'Vi du');

- Open standard dialog box for retrieving files: uigetfile
filename = uigetfile
[FileName,PathName,FilterIndex] = uigetfile(FilterSpec)
[FileName,PathName,FilterIndex] = uigetfile(FilterSpec,DialogTitle)
[FileName,PathName,FilterIndex] = uigetfile(FilterSpec,DialogTitle,DefaultName)
[FileName,PathName,FilterIndex] = uigetfile(...,'MultiSelect',selectmode)

VD:
[filename, pathname] = ...
uigetfile({'*.mp3';'*.wav'},'Chon file am thanh','D:\Downloads\Music','MultiSelect','on');

if isequal(size(filename),0)
disp('User selected Cancel');
else
count = length(filename);
for i=1:count
disp(fullfile(pathname, filename{i}));
end
end


- Làm việc với file:
+ uiputfile
+ uigetfile
+ fopen
+ fgets
+ fprintf
+ Open file, or obtain information about open files: fopen
fileID = fopen(filename)
fileID = fopen(filename, permission)
permission:
'r' Open file for reading (default).
'w' Open or create new file for writing. Discard existing contents, if any.
'a' Open or create new file for writing. Append data to the end of the file.
'r+' Open file for reading and writing.
'w+' Open or create new file for reading and writing. Discard existing contents, if any.
'a+' Open or create new file for reading and writing. Append data to the end of the file.
'A' Append without automatic flushing. (Used with tape drives.)
'W' Write without automatic flushing. (Used with tape drives.)

- Play file wav:
[y, Fs, nbits, readinfo] = wavread('C:\File01.wav');
p = audioplayer(y, Fs);
play(p);

- Mảng:
arr = {}
arr{1} = 'aaa';
arr{2} = 'bbb';


Tham khảo:
http://blinkdagger.com/matlab/matlab-gui-graphical-user-interface-tutorial-for-beginners/

Tối ưu hóa truy vấn MySQL cho site có lượng truy cập lớn

Tối ưu hóa câu truy vấn giúp website bạn chạy nhanh hơn và ổn định hơn với lượng truy cập lớn. Kinh nghiệm lập trình và tối ưu hóa câu truy vấn trong MySQL
Thân chào các bạn Lập Trình Web! Trong sự nghiệp lập trình web của mình, hẳn không ít coder chúng ta không có những mục tiêu, hoài bão là xây dựng, thực hiện được những dự án lớn, có tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Chẳng hạn Vật Giá, Chợ Điện Tử, Zing, Zooz... ở Việt Nam, hay lớn hơn là những YouTube, MySpace, facebook... trên qui mô toàn cầu. Khi nói đến những dự án lớn thì một trong những vấn đề được các coder quan tâm hàng đầu đó là hiệu suất của dự án. Một site nhỏ với qui mô vài trăm user, dung lượng database chưa đáng kể thì thời gian truy vấn, tải trang chưa phải là vấn đề bạn cần quan tâm. Nhưng theo thời gian site phát triển với tốc độ chóng mặt, chẳng mấy chốc đã có tới hàng triệu users tham gia, tỉ lệ thuận với nó là bảng users có hàng triệu records, database phình to, dung lượng có thể lên đến hàng gigabyte, hàng chục gigabyte thậm chí hàng trăm gigabyte... :ohmy: Lúc này, ngoài việc triển khai các kế hoạch kinh doanh, khai thác lợi nhuận (có thể để bộ phận kinh doanh lo) thì một vấn đề lớn đặt ra cho các coder chúng ta là làm sao để website với 1 database to như vậy vẫn chạy mượt mà như là database nhỏ!? Ngoài những vấn đề về đầu tư cơ sở hạ tầng khủng với server cấu hình cao, database server riêng rẽ, chuẩn hóa code ra mình mạo muội viết bài viết này để chúng ta cùng chia sẽ những kinh nghiệm, thủ thuật về tối ưu truy vấn MySQL với một database lớn. Mình xin bắt đầu với 1 database có bảng users với khoảng 1 triệu records, nó là kinh nghiệm mình gặt hái được trong quá trình tham gia phát triển dự án game online UGH!

* Thủ thuật 1: INSERT
- Ngữ cảnh: chúng ta có 2 bảng users (1 triệu records), messages (empty) với cấu trúc: users
- user_id - name - money
messages
- message_id - user_id - subject - body
- Yêu cầu: một ngày đẹp trời, bạn muốn gửi thông điệp đến tất cả các users có số money ít hơn 1 USD rằng: Tai khoan cua ban sap het! Hay nop them tien vao tai khoan. - Cách làm thông thường:

CODE

$query = MySQL_query("SELECT * FROM users WHERE money < 1"); $subject = "Money cua ban sap het!"; while ( $row = db_fetch_object($query) ) { $body = $row->name ." than men! So money trong tai khoan cua ban chi con chua den 1 USD - mua duoc 1 kg rau muong luoc. Hay nop them tien vao tai khoan de giao dich khong bi gian doan."; MySQL_query("INSERT INTO messages (user_id, subject, body) VALUES ($row->user_id, '$subject', '$body')"); } // Processed in 67.0436019897 sec


=> Cách làm tối ưu: dùng 1 query để giải quyết tình huống này
CODE

MySQL_query(" INSERT INTO messages (user_id, subject, body) SELECT user_id, 'Money cua ban sap het!', CONCAT(name, ' than men! So money trong tai khoan cua ban chi con chua den 1 USD - mua duoc 1 kg rau muong luoc. Hay nop them tien vao tai khoan de giao dich khong bi gian doan.') FROM users WHERE money < 1 "); // Processed in: 3.5900 sec


Kết quả: thời gian xử lí giảm xuống gần 20 lần Thủ thuật trong trường hợp này: - Kết hợp INSERT và SELECT để thay thế cho while của PHP. - Dùng CONCAT để lấy name của user.
* Thủ thuật 2: UPDATE
- Ngữ cảnh: có 2 bảng users (1 triệu records), user_scores (2 triệu records) users
- user_id - name - total_scores - max_scores_can_contain
user_scores
- user_score_id - user_id - score_type_id - scores
- Yêu cầu: một user sẽ được cộng thêm 1 số điểm là scores trong bảng user_scores tương ứng với mỗi score_type_id (ưu tiên theo score_type_id) mà user đang có. Nhưng tổng số scores hiện có và scores của các score_type_id này không được vượt quá con số max_scores_can_contain trong bảng users, nếu vượt quá thì chỉ lấy số scores tương ứng với tổng số scores bằng max_scores_can_contain. Sao yêu cầu loằng ngoằng vậy ta :innocent:? Chắc do nó là advanced nên mới thế :emlaugh:. - Giải quyết vấn đề:
CODE

// Query tat ca users, chi update nhung user co scores > 0 $query = MySQL_query("SELECT * FROM user_scores WHERE scores > 0"); while ( $row = MySQL_fetch_object($query) ) { // Lay object cua user nay $user = MySQL_fetch_object(MySQL_query("SELECT * FROM users WHERE user_id = $row->user_id")); // Chi cong nhung user cos total_scores < max_scores_can_contain if ( $user->total_scores < $user->max_scores_can_contain ) { // Bat dau kiem tra bien scores_addition se cong vao if ( $user->total_scores + $row->scores >= $user->max_scores_can_contain ) { // Chi cong vao de total scores = max scores can contain $scores_addition = $user->max_scores_can_contain - $user->total_scores; } else { // Cong binh thuong $scores_addition = $row->scores; } // Bat dau cong MySQL_query("UPDATE users SET total_scores = total_scores + $scores_addition WHERE user_id = $user->user_id"); } } // Processed in 530.916620016 sec


=> Tối ưu:
CODE

MySQL_query(" UPDATE users AS u LEFT JOIN user_scores AS us ON u.user_id = us.user_id SET u.total_scores = u.total_scores + ( CASE WHEN (u.total_scores + us.scores) > u.max_scores_can_contain THEN (u.max_scores_can_contain - u.total_scores) ELSE us.scores END ) WHERE u.total_scores < u.max_scores_can_contain AND us.scores > 0 "); // Processed in 59.2287611961 sec


Kết quả: thời gian xử lí giảm đi gần 10 lần. Chúc các bạn học tốt

Phần đọc thêm
CODE

1. Paging/chunked data retrieval to limit
2. Don’t use SELECT *
3. Be wary of lots of small quick queries if a longer query can be more efficient

+ Use EXPLAIN to profile the query execution plan
+ Use Slow Query Log (always have it on!)
+ Don’t use DISTINCT when you have or could use GROUP BY
+ Use proper data partitions

1. For Cluster. Start thinking about Cluster *before* you need them

+ Insert performance

1. Batch INSERT and REPLACE
2. Use LOAD DATA instead of INSERT

+ LIMIT m,n may not be as fast as it sounds
+ Don’t use ORDER BY RAND() if you have > ~2K records
+ Use SQL_NO_CACHE when you are SELECTing frequently updated data or large sets of data
+ avoid wildcards at the start of LIKE queries
+ avoid correlated subqueries and in select and where clause (try to avoid in)
+ config params –
+ no calculated comparisons — isolate indexed columns
+ innodb_flush_commit=0 can help slave lag
+ ORDER BY and LIMIT work best with equalities and covered indexes
+ isolate workloads don’t let administrative work interfere with customer performance. (ie backups)
+ use optimistic locking, not pessimistic locking. try to use shared lock, not exclusive lock. share mode vs. FOR UPDATE
+ use row-level instead of table-level locking for OLTP workloads
+ Know your storage engines and what performs best for your needs, know that different ones exist.

1. use MERGE tables ARCHIVE tables for logs

+ Optimize for data types, use consistent data types. Use PROCEDURE ANALYSE() to help determine if you need less
+ separate text/blobs from metadata, don’t put text/blobs in results if you don’t need them
+ if you can, compress text/blobs
+ compress static data
+ don’t back up static data as often
+ derived tables (subqueries in the FROM clause) can be useful for retrieving BLOBs w/out sorting them. (self-join can speed up a query if 1st part finds the IDs and use it to fetch the rest)
+ enable and increase the query and buffer caches if appropriate
+ ALTER TABLE…ORDER BY can take chronological data and re-order it by a different field
+ InnoDB ALWAYS keeps the primary key as part of each index, so do not make the primary key very large, be careful of redundant columns in an index, and this can make the query faster
+ Do not duplicate indexes
+ Utilize different storage engines on master/slave ie, if you need fulltext indexing on a table.
+ BLACKHOLE engine and replication is much faster than FEDERATED tables for things like logs.
+ Design sane query schemas. don’t be afraid of table joins, often they are faster than denormalization
+ Don’t use boolean flags
+ Use a clever key and ORDER BY instead of MAX
+ Keep the database host as clean as possible. Do you really need a windowing system on that server?
+ Utilize the strengths of the OS
+ Hire a MySQL ™ Certified DBA
+ Know that there are many consulting companies out there that can help, as well as MySQL’s Professional Services.
+ Config variables & tips:

1. use one of the supplied config files
2. key_buffer, unix cache (leave some RAM free), per-connection variables, innodb memory variables
3. be aware of global vs. per-connection variables
4. check SHOW STATUS and SHOW VARIABLES (GLOBAL|SESSION in 5.0 and up)
5. be aware of swapping esp. with Linux, “swappiness” (bypass OS filecache for innodb data files, innodb_flush_method=O_DIRECT if possible (this is also OS specific))
6. defragment tables, rebuild indexes, do table maintenance
7. If you use innodb_flush_txn_commit=1, use a battery-backed hardware cache write controller
8. more RAM is good so faster disk speed
9. use 64-bit architectures

+ Know when to split a complex query and join smaller ones
+ Debugging sucks, testing rocks!
+ Delete small amounts at a time if you can
+ Archive old data — don’t be a pack-rat! 2 common engines for this are ARCHIVE tables and MERGE tables
+ use INET_ATON and INET_NTOA for IP addresses, not char or varchar
+ make it a habit to REVERSE() email addresses, so you can easily search domains
+ –skip-name-resolve
+ increase myisam_sort_buffer_size to optimize large inserts (this is a per-connection variable)
+ look up memory tuning parameter for on-insert caching
+ increase temp table size in a data warehousing environment (default is 32Mb) so it doesn’t write to disk (also constrained by max_heap_table_size, default 16Mb)
+ Normalize first, and denormalize where appropriate.
+ Databases are not spreadsheets, even though Access really really looks like one. Then again, Access isn’t a real database
+ In 5.1 BOOL/BIT NOT NULL type is 1 bit, in previous versions it’s 1 byte.
+ A NULL data type can take more room to store than NOT NULL
+ Choose appropriate character sets & collations — UTF16 will store each character in 2 bytes, whether it needs it or not, latin1 is faster than UTF8.
+ make similar queries consistent so cache is used
+ Have good SQL query standards
+ Don’t use deprecated features
+ Use Triggers wisely
+ Run in SQL_MODE=STRICT to help identify warnings
+ Turning OR on multiple index fields (<5.0) into UNION may speed things up (with LIMIT), after 5.0 the index_merge should pick stuff up.
+ /tmp dir on battery-backed write cache
+ consider battery-backed RAM for innodb logfiles
+ use min_rows and max_rows to specify approximate data size so space can be pre-allocated and reference points can be calculated.
+ as your data grows, indexing may change (cardinality and selectivity change). Structuring may want to change. Make your schema as modular as your code. Make your code able to scale. Plan and embrace change, and get developers to do the same.
+ pare down cron scripts
+ create a test environment
+ try out a few schemas and storage engines in your test environment before picking one.
+ Use HASH indexing for indexing across columns with similar data prefixes
+ Use myisam_pack_keys for int data
+ Don’t use COUNT * on Innodb tables for every search, do it a few times and/or summary tables, or if you need it for the total + of rows, use SQL_CALC_FOUND_ROWS and SELECT FOUND_ROWS()
+ use –safe-updates for client
+ Redundant data is redundant
+ Use INSERT … ON DUPLICATE KEY update (INSERT IGNORE) to avoid having to SELECT
+ use groupwise maximum instead of subqueries
+ be able to change your schema without ruining functionality of your code
+ source control schema and config files
+ for LVM innodb backups, restore to a different instance of MySQL so Innodb can roll forward
+ use multi_query if appropriate to reduce round()-trips
+ partition appropriately
+ partition your database when you have real data
+ segregate tables/databases that benefit from different configuration variables

(http://www.miendatweb.com/home/post-toi-uu-hoa-truy-van-mysql-cho-site-co-luong-truy-cap-lon-323.html)